Thứ trưởng Lê Công Thành tiếp ông Peter Thompson, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về đại dương

Chiều ngày 28/6, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 được tổ chức tại Đà Nẵng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có buổi tiếp xã giao ông Peter Thompson, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về đại dương.

Thứ trưởng Lê Công Thành tiếp ông Peter Thompson, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về đại dương

 

Tại buổi tiếp, ông Peter Thompson chúc mừng nước chủ nhà ViệtNamđã tổ chức thành công Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu và các sự kiện liên quan. Đây là một sự kiện quan trọng và nhiều khái niệm, quan điểm mới về môi trường và phát triển bền vững đã được đưa ra bàn thảo.

Ông Peter Thompson cũng đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về rác thải nhựa ở biển được nêu ra tại Phiên họp Đại Hội đồng và tuyên bố nhận vai trò đầu tàu trong khu vực với sáng kiến này. Ông Peter Thompson khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện sáng kiến ngay sau kỳ họp, để tạo nên một hệ sinh thái khỏe mạnh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Lê Công Thành cảm ơn ông Peter Thompson đã dự Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu tại ViệtNamvà tham gia các sự kiện liên quan. ViệtNamluôn quan tâm đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững từ đất liền đến biển. Về quản lý biển và hải đảo, Việt Nam đã có Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và đã thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về biển và hảo đảo.

Báo cáo thêm về công tác quản lý biển và hảo đảo, ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, theo Luật Quy hoạch và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Việt Nam đang xây dựng 03 quy hoạch về biển để trình Quốc hội gồm Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng biển, Quy hoạch khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Đồng thời, dự kiến 28 tỉnh, thành phố có biển sẽ xây dựng và công bố hành lang bảo vệ bờ biển vào cuối năm 2019.

Ông Tạ Đình Thi cũng cho biết, hiện nay Việt Nam đang tổng kết Chiến lược biển Việt Nam 2020 để xây dựng chiến lược mới trong giai đoạn tới, trong đó có rà soát các mục tiêu phát triển bền vững và đặc biệt là mục tiêu số 14 về đại dương và biển. Các nội dung này sẽ được xây dựng thành các chỉ tiêu cho Chiến lược biển ViệtNam.

Về bảo vệ môi trường đất liền và ven bờ, ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Môi trường cho biết, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Luật Đa dạng sinh học. Hiện nay, Tổng cục Môi trường đang phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam để kiểm soát ô nhiễm môi trường vùng bờ; xây dựng định hướng thu hút ngành công nghiệp thân thiện môi trường; tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học biển.

 

Toàn cảnh buổi tiếp

Lắng nghe các chia sẻ của phía Việt Nam, ông Peter Thompson đánh giá sáng kiến vùng về rác thải nhựa trên biển là một ý tưởng đúng đắn vì đây là vấn đề chung của khu vực. Tại sự kiện Biển Đông Á sẽ được tổ chức tháng 11 tới,  chúng ta cần thuyết phục các các Chính phủ và các khối tư nhân cùng nhau tham gia thực hiện sáng kiến này.

Chia sẻ thêm về phát triển du lịch bền vững, ông Peter Thompson cho rằng, để Đà Nẵng hoặc một thành phố nào của Việt Nam hướng tới trở thành điểm đến du lịch, cần quan tâm đến ba vấn đề đó là: tích hợp với du lịch với nông nghiệp để có sẵn nông sản phục vụ du khách; tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống để thu hút khách du lịch; và thực hiện du lịch bền vững với sinh thái giống như một số nước trên thế giới.

Cảm ơn những chia sẻ của ngài Đặc phái viên, Thứ trưởng Lê Công Thành mong muốn Liên Hợp Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam thúc đẩy việc thực hiện sáng kiến về rác thải nhựa trên biển cũng như tăng cường đối thoại với các nước trong khu vực để cùng nhau triển khai sáng kiến này. 

Theo CTTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường (monre.gov.vn)

  • 10/23/2020 2:59:34 AM